Các ngành nghề phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Hiện nay việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có đối với các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy những ngành nghề nào cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định? thủ tục thực hiện xin cấp phép ATTP như thế nào? sẽ được C.A.O chia sẻ và hướng dẫn tại bài viết dưới đây.
Các ngành nghề phải Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm
+ Cơ sở dịch vụ ăn uống là những cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ
+ Cơ sở bán thực phẩm là một vài cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ- Cửa hàng ăn hay còn gọi là tiệm ăn là những cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…)
- Nhà hàng ăn uống là những cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc
- Quán ăn là một vài cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng
- Căng tin là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan
- Chợ là nơi để mọi người đến mua, bán theo một vài ngày, buổi nhất định
- Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể” là nhà dùng để làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm chế biến, nấu nướng tại chỗ
- Siêu thị là những cửa hàng rất lớn, kinh doanh thực phẩm và hàng hoá đủ loại
- Hội chợ là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.
Xử lý vi phạm khi không Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật;
- Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
- Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày ngày 02/02/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành ngày 02/02/2018
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Thành phần hồ sơ xin giấy phép vệ sinh thực phẩm gồn có
- Đơn đề nghị Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (theo mẫu)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
Mẫu Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm C.A.O thực hiện
Thời gian thực hiện giấy phép
- Thời gian Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 20 – 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
- Thời hạn giấy chứng nhận: 03 năm kể từ ngày cấp
- Cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm
Xem thêm bài viết khác:
Cấp mới giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Thủ tục cấp giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh ăn uống
Xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thực phẩm
Dịch vụ tư vấn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm uy tín - chuyên nghiệp
Khách hàng làm thủ tục Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại C.A.O Media sẽ được hưởng một số dịch vụ tư vấn miễn phí như:
- Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của doanh nghiệp về vấn đề xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tư vấn miễn phí và đánh giá tính pháp lý của các giấy tờ liên quan
- Khảo sát trực tiếp cơ sở vật chất, cùng doanh nghiệp đưa ra giải pháp, cách khắc phục tối ưu nhất
- Tư vấn về quy mô, cách bố trí, sắp xếp quy trình sản xuất theo một chiều
- Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên
- Hướng dẫn doanh nghiệp học tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khỏe (nếu chưa có)
- Xây dựng và nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan quản lý. Đóng phí tại cơ quan quản lý
- Hướng dẫn doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định để đạt yêu cầu và ra giấy chứng nhận
- Đại diện doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận an toàn thực phẩm từ Ban quản lý an toàn thực phẩm
- Giao giấy chứng nhận tận nơi cho khách hàng.
This theme is amazing, I mean from coding all the way to design. Such creativity is backed with so many options and elegance! You can create awesome blog with this theme!
What a fantastic design! I really like the colors and simplicity. I can’t wait to dig deep and start using this theme.