Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu, giá bao nhiêu?
C.A.O Media mời quý khách hàng cùng tham khảo qua bài viết sau đây về Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu, giá bao nhiêu ?do C.A.O Media biên soạn nhằm giúp quý khách hàng nắm rõ hơn về thủ tục thực hiện.
Với mỗi doanh nghiệp, tổ chức, thực hiện các loại hình hoạt động kinh doanh, sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống có liên quan đến lĩnh vực thực phẩm. Điều kiện tối ưu và buộc doanh nghiệp phải thực hiện chính là việc đảm bảo các nguyên tắc và thực hiện đúng quy định của Luật an toàn thực phẩm do cơ quan nhà nước đề ra, áp dụng thực hiện đối với các cơ sở kinh doanh, sản xuất chế biến thực phẩm.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh sản xuất thực phẩm thì giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố pháp lý và là điều kiện bắt buộc phải có đối với doanh nghiệp khi kinh doanh loại hình thực phẩm.
C.A.O Media mời quý khách hàng cùng tham khảo qua bài viết sau đây về Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu, giá bao nhiêu? do C.A.O Media biên soạn nhằm giúp quý khách hàng nắm rõ hơn về thủ tục thực hiện.
Luật đinh căn cứ:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
- Nghị định số 15/2018/NĐCP
Quy định về điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Thông tư số 26/2012/TT-BYT có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy phép đăng ký kinh doanh
- Địa điểm có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, gây ô nhiễm, các yếu tố gây hại khác
- Có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng đối với tất cả các nguyên liệu đầu vào
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệ, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau, có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng chống con trùng và động vật gây hại
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất thực phẩm
- Có hệ thống xử lý chất thải theo pháp luật về bảo vệ môi trường
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức ATTP của người trực tiếp sản xuất
Hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh (do doanh nghiệp cung cấp)
- Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù (do doanh nghiệp cung cấp)
- Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (do doanh nghiệp cung cấp)
- Danh sách những người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm chủ cơ sở và nhân viên (Doanh nghiệp cung cấp)
- Bản sao công chứng "Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ" của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (do doanh nghiệp cung cấp)
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (do doanh nghiệp cung cấp)
- Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm theo HACCP (phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), trong hồ sơ phải có bản sao công chứng Giấy chứng nhận HACCP (Doanh nghiệp cung cấp)
Kiểm tra – thanh tra – xử phạt:
1. Thanh tra
- Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thanh tra Bộ Y tế, Sở Y tế phối hợp với cơ quan Quản lý thị trường (Bộ Thương mại) và các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra khi có đơn khiếu nại, tố cáo hoặc có dấu hiệu vi phạm các quy định về điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã, phường có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra việc chấp hành các điều kiện vệ sinh chung của các cơ sở trên địa bàn quản lý.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra và thanh tra các cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dưới cấp Giấy chứng nhận.
2. Kiểm tra
2.1. Tần suất kiểm tra định kỳ cho mỗi cơ sở là:
- Một lần/năm đối với các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ sở do Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) và cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận, các cơ sở đã có chứng nhận HACCP.
- Không quá hai lần/năm đối với các cơ sở thực phẩm do cấp huyện cấp Giấy chứng nhận.
- Không quá bốn lần/năm đối với các cơ sở thực phẩm do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp Giấy chứng nhận.
2.2. Nếu trong thời gian kiểm tra định kỳ, cơ sở đã được kiểm tra trong các đợt chiến dịch cao điểm Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; mùa tết, lễ, hội thì cũng được tính là một lần kiểm tra.
3. Thu hồi Giấy chứng nhận
3.1. Giấy chứng nhận sẽ bị thu hồi trong những trường hợp sau:
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc khi cơ sở có xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho người tiêu dùng.
- Trong trường hợp có đề nghị của cơ quan Quản lý thị trường, Công an, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi cơ sở bị tước giấy phép kinh doanh hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3.2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan đó có quyền thu hồi Giấy chứng nhận. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra, thanh tra và thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dưới cấp nếu phát hiện vi phạm
Dịch vụ tư vấn xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại C.A.O Media.
Với mức chi phí cạnh tranh và được sàng lọc, C.A.O Media cam kết cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ chất lượng và tối ưu nhất. Thực hiện tư vấn tại C.A.O, mọi thắc mắc của quý khách hàng sẽ được đội ngũ nhân lực giày kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ, giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
- Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và những điều kiện khi Xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Khảo sát cơ sở, hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thông gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi
- Đăng ký và hướng dẫn doanh nghiệp học tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền
- Hướng dẫn cho doanh nghiệp đăng ký khám sức khỏe (nếu khách hàng chưa có)
- Hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên
- Soạn thảo và nộp hồ sơ Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh cá thể tại cơ quan và đóng phí nhà nước
- Hướng dẫn doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định
- Nhận Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và giao tận nơi cho khách hàng.
Việc thực hiện thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chưa bao giờ là đơn giản đến vậy khi quý khách hàng lựa chọn C.A.O Media là nơi để cùng đồng hành vững bước sự nghiệp. Qúy khách hàng liên hệ đến hotline 0903.145.175 – 0936.207.619 C.A.O Media luôn sẵn sàng phục vụ và hỗ trợ quý khách hàng.
This theme is amazing, I mean from coding all the way to design. Such creativity is backed with so many options and elegance! You can create awesome blog with this theme!
What a fantastic design! I really like the colors and simplicity. I can’t wait to dig deep and start using this theme.