Thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho khu glamping như thế nào?
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục để kinh doanh khu glamping (khu cắm trại) như: đăng ký giấy phép kinh doanh, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm (nếu có kinh doanh dịch vụ ăn uống)… thì bước tiếp theo nên làm chính là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Hãy cùng CAO Media theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cách thức bảo hộ nhãn hiệu của mình qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho khu glamping, cũng như những lợi ích mà thủ tục này mang lại nhé.
Lợi ích khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu không phải là một thủ tục bắt buộc, tuy nhiên việc đăng ký sẽ mang lại các lợi ích sau cho chủ nhãn hiệu:
– Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng quyết liệt. Để khẳng định và bảo vệ nhãn hiệu của công ty, cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm nhất có thể.
– Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ ngăn các công ty, tổ chức hoặc cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu của bạn một cách trái phép hoặc đăng ký một nhãn hiệu tương tự. Là cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm của các chủ thể khác trên thị trường.
– Hơn nữa, công ty của bạn có thể kiếm thêm thu nhập từ việc ký kết các hợp đồng li-xăng (license); hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu đã đăng ký của bạn như một loại tài sản của công ty.
Phân nhóm cho dịch vụ kinh doanh khu glamping
Việc phân nhóm cho sản phẩm/dịch vụ gắn liền với nhãn hiệu là rất quan trọng, giúp xác định được lĩnh vực, phạm vi bảo hộ của thương hiệu. Theo quy định, hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được phân loại chính xác theo bảng phân loại Nice.
Theo đó, kinh doanh khu glaping được phân vào nhóm 43.
Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
“Mẫu Tờ khai đăng ký nhãn hiệu – CAO Media thực hiện cho khách hàng”
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho khu glamping bao gồm
– 02 bản Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo Mẫu số 04-NH);
– 08 mẫu nhãn hiệu;
– Giấy ủy quyền (nếu có);
Trình tự đăng ký nhãn hiệu cho khu glamping
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT), hoặc Văn phòng đại diện Cục SHTT đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức: 1-2 tháng kể từ ngày nộp đơn;
Bước 3: Công bố đơn: 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
Bước 4: Thẩm định nội dung: 9-12 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố;
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 1 tháng kể từ ngày nộp đủ các khoản phí, lệ phí;
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn 10 năm và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, được gia hạn nhiều lần liên tiếp.
► Việc đăng ký nhãn hiệu cơ bản sẽ được thực hiện theo trình tự được nêu ở trên. Tuy nhiên, để tăng khả năng bảo hộ thành công nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quý doanh nghiệp sẽ được tra cứu nhãn hiệu hoàn toàn miễn phí khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại CAO.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại CAO Media
– Tư vấn phân nhóm (lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa) theo bảng phân loại Nice XI của quốc tế.
– Tư vấn tra cứu nhãn hiệu; để xác định khả năng nhãn hiệu chuẩn bị đăng ký có tương tự hoặc trùng lắp với nhãn hiệu đã nộp đơn tới Cục SHTT hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận tại Việt Nam.
– Tư vấn lựa chọn các phương án lựa chọn tên nhãn hiệu hàng hóa; tư vấn thêm các tiền tố khi cần thiết để đảm bảo tính khác biệt khi bảo hộ.
– Soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Cục SHTT, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
– Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và giao tận nơi cho khách hàng.
Thông tin liên hệ dịch vụ
Qua những thông tin trên, hy vọng có thể giúp doanh nghiệp phần nào hiểu được quy tình đăng ký nhãn hiệu cho khu glamping theo quy định, cũng như việc phân loại nhóm cho dịch vụ của mình. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu một cách NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI – UY TÍN. Vui lòng liên hệ CAO Media qua các số điện thoại 0903 145 175 – 0908 024 161 – 0903 145 178 để biết thêm thông tin chi tiết.
» Dịch vụ liên quan:
- Sự khác nhau giữa đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bản quyền tác giả cho logo thương hiệu
- Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho mặt hàng nông sản
- Trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quyền tác giả cho thương hiệu quần áo
- Hướng dẫn gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định hiện hành
- Doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký quyền tác giả cho logo thương hiệu?
- Quy trình chi tiết đăng ký bảo hộ nhãn hiệu xăng dầu
- Tư vấn doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu nước tăng lực chi tiết
- Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quyền tác giả cho logo thương hiệu
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu quán nhậu căn cứ theo quy định mới
- Đăng ký thương hiệu yến sào tại Cục Sở hữu trí tuệ
- Đăng ký logo thương hiệu quán bún bò huế – cần thiết hay không?
This theme is amazing, I mean from coding all the way to design. Such creativity is backed with so many options and elegance! You can create awesome blog with this theme!
What a fantastic design! I really like the colors and simplicity. I can’t wait to dig deep and start using this theme.