Doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký quyền tác giả cho logo thương hiệu?
Logo thương hiệu là tài sản vô hình gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động. Là cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng dễ dàng ghi nhớ, phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Do đó, việc bảo hộ logo thương hiệu là vô cùng quan trọng. Hai thủ tục cơ bản nhất để giúp doanh nghiệp bảo hộ logo thương hiệu của mình là đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bản quyền tác giả. Vậy, doanh nghiệp nên lựa chọn thủ tục nào?
Hãy cùng C.A.O Media tìm hiểu bài viết dưới đây để nhìn nhận ưu điểm, nhược điểm cũng như quy trình thực hiện hai thủ tục này và đưa ra quyết định tối ưu nhất để bảo hộ logo thương hiệu nhé.
Phạm vi bảo hộ khi đăng ký nhãn hiệu
Logo khi được đăng ký nhãn hiệu thì pháp luật sẽ bảo hộ cả về mặt ngữ nghĩa, cách trình bày, màu sắc,… Đây là biện pháp bảo hộ rất mạnh, bởi bất kỳ ai khác sử dụng logo tương tự; thì hành vi đó bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực đã đăng ký. Việc doanh nghiệp khác sử dụng logo cho sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực khác thì không được xem là vi phạm.
Phạm vi bảo hộ khi đăng ký quyền tác giả
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, logo được bảo hộ trong tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, mức độ bảo hộ cho bản quyền không mạnh bằng bảo hộ nhãn hiệu; vì chỉ khi có người sử dụng logo giống hệt hoặc giống đến mức tối đa thì người đó với bị vi phạm bản quyền.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu
Chuẩn bị hồ sơ:
– 02 bản Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Mẫu số 04-NH);
– 08 bản mẫu nhãn hiệu;
– Danh sách các sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Giấy ủy quyền (nếu có);
– Biên lai thanh toán phí, lệ phí.
Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký trực tiếp đến Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, hoặc Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký logo thương hiệu được xem xét theo trình tự sau:
– Thẩm định hình thức: 1-2 tháng kể từ ngày nộp đơn;
– Công bố đơn: 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
– Thẩm định nội dung: 9-12 tháng kể từ ngày đơn đăng ký logo thương hiệu được công bố;
– Cấp Giấy chứng nhận đăng ký logo thương hiệu: 1 tháng kể từ ngày nộp đủ các khoản phí, lệ phí.
► Giấy chứng nhận đăng ký logo thương hiệu có thời hạn 10 năm, có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, được gia hạn nhiều lần liên tiếp.
“Mẫu kết quả C.A.O bàn giao cho khách hàng khi thực hiện đăng ký cả 2 loại hình”
Quy trình đăng ký quyền tác giả
Chuẩn bị hồ sơ gồm
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
– 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả.
– Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền;
– Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả, Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Ưu và nhước điểm của các hình thức bảo hộ cho logo
Đăng ký nhãn hiệu
Ưu điểm:
- Đăng ký nhãn hiệu là cơ chế bảo hộ logo chặt chẽ nhất hiện nay: bảo hộ cả nội dung chữ và nội dung hình của nhãn hiệu, chống lại được hành vi sử dụng logo tương tự gây nhầm lẫn.
- Nhãn hiệu sau khi đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ, là cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ khác như: tên thương mại của doanh nghiệp, tên miền, website, hoặc những hành vi lợi dụng đặt tên nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
- Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là văn bản chứng nhận logo của doanh nghiệp đã đăng ký; và được bảo hộ bởi Nhà nước. Từ đó, tạo lòng tin và uy tín cho người tiêu dùng, nâng cao vị thế trên thị trường và hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.
Nhược điểm:
- Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; cần trải qua quá trình thẩm định phức tạp: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức, sau đó công bố đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp, tiếp đến thẩm định về nội dung nhãn hiệu; cuối cùng quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp giấy chứng nhận. Do vậy, thời gian xử lý kéo dài từ 12-18 tháng (có thể thay đổi tùy theo tình hình thẩm định thực tế tại Cục SHTT).
- Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi (phân nhóm Nice) mà doanh nghiệp đăng ký ban đầu.
- Thời gian bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Hết 10 năm có thể gia hạn và không hạn chế số lần gia hạn.
Đăng ký quyền tác giả
Ưu điểm:
- Về bản chất, quyền tác giả đã phát sinh kể từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Việc đăng ký bản quyền tác giả dựa trên sự tự nguyện, thiện chí trung thực của người đăng ký. Do đó, dễ dàng được cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận;
- Thời gian được cấp giấy chứng nhận nhanh. Do không phải trải qua quy trình thẩm định khắt khe;
- Thời gian bảo hộ dài: đối với tác phẩm là logo có thời hạn là 75 năm kể từ khi tác phẩm công bố lần đầu.
Nhược điểm:
- Quyền với tác phẩm logo có thể bị hủy nếu có một bên chứng minh logo đã đăng ký là sao chép. Ngoài ra, nếu có tranh chấp phải trải qua thủ tục tại Tòa án, và thời gian giải quyết kéo dài.
- Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả cho logo chỉ bảo hộ dưới danh nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, được nhìn nhận dưới góc độ là một tác phẩm. Do đó, nội dung thể hiện trên tác phẩm không phải đối tượng được bảo hộ độc quyền. Tức là, nếu người khác sử dụng nội dung (chữ) giống hệt nhưng thay đổi cách bố trí, phối màu khác; thì cũng được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, mà không bị xem là vi phạm.
Logo thương hiệu nên đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký quyền tác giả?
Phụ thuộc vào mục đích sử dụng, mục đích đăng ký, từ đó doanh nghiệp lựa chọn đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký quyền tác giả.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực bảo hộ thương hiệu, C.A.O khuyến khích doanh nghiệp khi bảo hộ logo thương hiệu nên thực hiện đồng thời cả 02 loại hình đăng ký bảo hộ trên để bảo hộ toàn diện nhất logo thương hiệu của mình.
Liên hệ dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu nhanh chóng
Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hai thủ tục bảo hộ thương hiệu, cũng như tự đưa ra được câu trả lời cho câu hỏi "nên đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký quyền tác giả" cho logo thương hiệu của mình?".
Để được tư vấn và kiểm tra khả năng đăng ký thành công, đảm bảo quá trình đăng ký thuận lợi, nhanh chóng; quý khách hàng liên hệ với C.A.O Media qua số 0903 145 175 - 0903 145 178 - 0908 024 161 để được hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp nhất.
Chủ đề bài viết liên quan:
- Quy trình chi tiết đăng ký bảo hộ nhãn hiệu xăng dầu
- Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm bia đơn giản nhất
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu muối độc quyền chỉ trong 01 – 02 ngày
- Đăng ký logo thương hiệu quán cafe – dịch vụ nhanh chóng, uy tín
- Đăng ký logo thương hiệu công ty xây dựng doanh nghiệp được gì?
- Đăng ký bản quyền bao bì cho sản phẩm theo quy định hiện hành
- Hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký bản quyền logo cho tinh dầu nhanh nhất
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu phòng khám căn cứ theo quy định mới
- Trình tự đăng ký bảo hộ logo thương hiệu yến sào
This theme is amazing, I mean from coding all the way to design. Such creativity is backed with so many options and elegance! You can create awesome blog with this theme!
What a fantastic design! I really like the colors and simplicity. I can’t wait to dig deep and start using this theme.