Tại sao nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp?
Theo thống kê mới nhất của Cục Sở hữu trí tuệ về số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thì chỉ trong tháng đầu năm 2023 đã có gần 2000 đơn đăng ký nhãn hiệu. Qua đó có thể thấy được ý thức của người dân đối với tài sản sở hữu trí tuệ nói chung, đối với nhãn hiệu nói riêng ngày càng tăng. Những năm trở lại đây, thuật ngữ “nhãn hiệu” và “đăng ký nhãn hiệu” đã không còn quá xa lạ đối với mọi người, đặc biệt là những ai đã đang và sẽ kinh doanh hàng hóa/dịch vụ với tên thương hiệu của riêng mình. Tuy nhiên, khi vừa tiếp xúc với thuật ngữ này, có ai đã từng đặt ra câu hỏi “Tại sao nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu” không?
Nếu bạn có cùng thắc mắc như trên, C.A.O Media mời bạn cùng đọc qua bài viết dưới đây để tìm ra nguyên nhân tại sao chúng ta nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp mình nhé.
Tìm hiệu về nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009).
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là thủ tục chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ để hợp pháp hóa quyền sở hữu nhãn hiệu của mình và có thể công khai về quyền sở hữu nhãn hiệu đó trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm các tài liệu sau:
– 02 bản Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận làm theo mẫu số: 04-NH của Thông tư số 16/2016/BKHCN; (01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục; 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn).
– 08 bản mẫu nhãn hiệu;
– Danh sách các sản phẩm và dịch vụ áp dụng nhãn hiệu;
– Giấy ủy quyền (nếu có);
– Biên lai thanh toán phí, lệ phí;
Lưu ý khi làm tờ khai nhãn hiệu:
- Mô tả nhãn hiệu là phần quan trọng nhất trong tờ khai, yêu cầu phải làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu, đặc biệt là cần xác định chính xác màu sắc sử dụng trong nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Đối với các nhãn hiệu có sử dụng mô tả liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của nước ngoài thì người đăng ký phải có quốc tịch tại nước đó.
- Phân nhóm nhãn hiệu theo đúng Bảng phân loại Ni-xơ để nhãn hiệu đăng ký không bị từ chối hình thức đơn và phải nộp bổ sung lệ phí do phân nhóm sai.
- Một đơn có thể đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.
- Mỗi đơn đăng ký chỉ được cấp 1 văn bằng bảo hộ.
“Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do C.A.O Media thực hiện cho khách hàng”
Các bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp
Giai đoạn 1: Tra cứu nhãn hiệu
Nhãn hiệu sẽ được tra cứu trên thư viện trực tuyến về sở hữu công nghiệp.
Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu:
- Xác định khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu, có trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa?
- Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng, chủ sở hữu có thể cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền.
- Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian dài chờ đợi thẩm định; nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký, đồng thời tránh trường hợp mất phí những không được cấp văn bằng.
Giai đoạn 2: Nộp đơn
Người nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện đơn đăng ký nhãn hiệu đến:
- Văn phòng Cục Sở hữu Trí tuệ (Cục SHTT) tại Thành phố Hà Nội;
- Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng
- Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 3: Thẩm định hình thức đơn
► Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Giai đoạn 4: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
– Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ; mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
– Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Giai đoạn 5: Thẩm định nội dung đơn
Là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ; qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
► Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trên thực tế, thời gian này có thể lâu hơn, tùy thuộc với số lượng đơn đăng ký tồn đọng tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó; Cục SHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký.
+ Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện: Cục SHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.
+ Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện: Cục SHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời; khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.
Giai đoạn 6: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và người nộp đơn nộp phí; lệ phí đầy đủ; đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ; ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
► Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại sao nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp?
– Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của doanh nghiệp kinh doanh.
– Nếu không đăng ký nhãn hiệu sẽ có thể tạo thời cơ cho các công ty, tổ chức hoặc cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp một cách trái phép hoặc đăng ký một nhãn hiệu tương tự hoặc lợi dụng nhãn hiệu để làm giả làm nhái sản phẩm và thu lợi bất chính.
– Việc đăng ký nhãn hiệu là cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm của các chủ thể khác trên thị trường, đồng thời bảo hộ quyền lợi của doanh nghiệp đối với nhãn hiệu của mình khi có những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra, giúp doanh nghiệp yên tâm phát triển nhãn hiệu.
– Hơn nữa, doanh nghiệp có thể kiếm thêm thu nhập từ việc ký kết các hợp đồng li-xăng (license); hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu đã đăng ký như một loại tài sản của doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media
Trên đây là những thông tin về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp theo quy định. Nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền một cách NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI – UY TÍN. Vui lòng liên hệ C.A.O Media qua các số điện thoại: 0903 145 175 – 0903 145 178 – 0908 024 161 để được tư vấn miễn phí và được thực hiện dịch vụ tốt nhất!
»»» Chủ đề liên quan:
- Tư vấn doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ giới thiệu việc làm
- Doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký quyền tác giả cho logo thương hiệu?
- Đăng ký bảo hộ logo thương hiệu dầu nhớt toàn quốc
- Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm rượu vang trắng mất bao lâu?
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo bánh mì chuối tại C.A.O Media
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho bánh mì khoai tây tại C.A.O Media
- Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả cho logo bánh mì bơ tỏi
- Quy định mới nhất về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa 2022
- Đăng ký nhãn hiệu cho dưa món ngâm đóng hộp đơn giản nhất
- Đăng ký bảo hộ logo thương hiệu măng chua ngâm
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa pate đóng hộp ở đâu?
This theme is amazing, I mean from coding all the way to design. Such creativity is backed with so many options and elegance! You can create awesome blog with this theme!
What a fantastic design! I really like the colors and simplicity. I can’t wait to dig deep and start using this theme.